TĂNG TỐC ĐỘ Ổ CỨNG MÀ KHÔNG CẦN MUA SSD
Nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng lớn, các tệp tin công việc như file thiết kế, excel nặng hơn theo từng ngày cho đến dung lượng file giải trí từ phim, game đang bị phình to dần do bạn không thể xóa các file cũ. Song song với đó là mong muốn tăng tốc tối đa cho các ứng dụng người dùng thường xuyên sử dụng ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy Intel đã sản xuất ra Optane – thương hiệu ổ cứng SSD phong cách mới hoàn toàn so với tất cả các loại SSD hiện hành trên thị trường bây giờ.
TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ INTEL OPTANE
Optane vẫn được định nghĩa là 1 ổ cứng thể rắn “SSD” và được lần đầu giới thiệu vào Quý 1 năm 2017. Intel và Micron đã cùng hợp tác để ra đời sản phẩm này với công nghệ chủ đạo là 3D XPoint. Các ổ Optane này được thiết kế để cắm vào khe M.2 có trên mainboard của 1 số mã đời tương thích và chỉ chạy được trên CPU Intel từ thế hệ Kabylake trở lên. 1 điều hiển nhiên là Optane sẽ không cắm được trên các bộ case chạy cho CPU AMD rồi.
CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC MAINBOARD TƯƠNG THÍCH VỚI OPTANE: https://www.intel.vn/content/www/vn/vi/architecture-and-technology/optane-memory-ready-boards-where-to-buy.html
CẤU TẠO CỦA INTEL OPTANE
Để hiểu 1 cách đơn giản trên mức độ người dùng, chúng ta chỉ cần biết về 2 yếu tố cơ bản được nhấn mạnh ở sản phẩm này. Thứ nhất là về phần cứng, Optane được thiết kế để có tốc độ nhanh ngang ngửa RAM (RAM có tốc độ đọc từ 2 – 20 GB/s) nhưng trên thực tế tốc độ của nó đạt ở mức tối đa là 900MB/s, nhanh hơn từ 3 đến 4 lần với những SSD thông dụng. Thứ hai là về phần mềm được tích hợp, Intel đã tích hợp công nghệ Rapid Storage – để hiểu ngắn gọn thì đây là công nghệ giúp kết nối ổ cứng vật lý lại với nhau, bổ trợ nhau để đạt được hiệu năng tối đa. Công nghệ này có 1 tác dụng chính cần để ý là nó có khả năng tự động tìm và lưu trữ lại những ứng dụng bạn thường xuyên sử dụng nhất và chuẩn bị sẵn sàng cho lần khởi chạy tiếp theo, giảm tối đa thời gian chờ đợi mà ngay cả SSD cũng không thể nhanh bằng.
MỤC ĐÍCH RA ĐỜI CỦA OPTANE
Nhìn vào dung lượng của Optane bạn có thể sẽ khó tin đây là 1 ổ SSD vì dung lượng lưu trữ chỉ 16GB sẽ là quá thấp để lưu trữ bất kì ứng dụng nào nhưng thực chất mục đích sau cùng của Intel không phải là để thay thế SSD, HDD hay RAM mà là biến đây là 1 linh kiện để bổ trợ cho toàn bộ case của bạn. Optane ra đời để giải quyết nút thắt tốc độ khi máy bạn đang ngày càng chậm mà bạn đã hết option để nâng cấp máy tính bao gồm lắp thêm SSD, RAM mà muốn tốc độ vẫn phải đảm bảo không bị giảm sút.
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA OPTANE
Optane có 1 chức năng chính là tìm và lưu trữ những ứng dụng, tệp tin bạn thường xuyên sử dụng để trong lần khởi chạy tiếp theo những ứng dụng này đã sẵn sàng. Bạn sẽ không thể thủ công lưu trữ trên Optane – 1 khuyết điểm so với SSD thông dụng do dung lượng lưu trữ quá thấp so với thời điểm hiện tại nhưng bù lại tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều. Bạn hãy tưởng tượng bộ case của bạn là 1 cửa hàng, Intel Optane và SSD như Shipper, cả 2 người này đều có thể chuyên chở dữ liệu rất nhanh nhưng SSD chỉ có thể trở được những dữ liệu nằm trong nó còn Optane có thể làm tăng tốc độ cho cả bộ case của bạn nhờ bổ trợ cho toàn bộ dung lượng ổ cứng trên máy. Lúc này sẽ có nhiều người hỏi tại sao không lắp RAM để nhanh hơn, câu trả lời chính là RAM không làm tăng hiệu năng hoạt động của toàn bộ máy trong khi Optane ngược lại. Nhiều người muốn khắc phục tình trạng Full Disk nhờ lắp thêm RAM hay SSD nhưng thực ra Optane mới là sinh ra để giải quyết vấn đề này nhờ cơ chế tự động nhận biết dữ liệu thường xuyên sử dụng.
TỔNG QUAN ƯU KHUYẾT ĐIỂM
Về ưu điểm, tại thời điểm hiện tại ta có thể thấy Optane đang có giá thành đều thấp hơn 1 chút so với lựa chọn nâng cấp RAM hoặc SSD cho toàn bộ máy của bạn. Khuyết điểm của Optane là tuy được coi là ổ SSD nhưng lại không thể lưu trữ dữ liệu cố định mà sẽ tự động lưu trữ những file cần thiết để lần chạy tiếp theo được nhanh hơn. nhưng bạn có thể thấy rằng nâng cấp RAM hay SSD thì đều có những ưu điểm nhược điểm riêng. Chính vì vậy Optane là 1 phương án mới cho việc nâng cấp máy tính, laptop và không hề cạnh tranh với các lựa chọn khác nhằm tăng tốc độ truy xuất dữ liệu và hiệu năng tổng thể.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.