Đào tạo học viên

Các Đối tượng có thể theo học nghề sửa chữa máy tính

  • Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề, … muốn trang bị kiến thức nền tảng vững chắc về sửa chữa máy tính.
  • Thợ sửa máy tính muốn trang bị thêm cho mình kiến thức về sửa chữa, xử lý sự cố cũng như hệ thống mạng, hệ thống camera…
  • Những ai yêu thích CNTT muốn khám phá thế giới máy tính

    Nội dung khóa học Đào tạo Học Viên sửa chữa máy tính 

    1 – KỸ NĂNG CƠ BẢN LẮP RÁP BỘ MÁY VI TÍNH

    1 – Giới thiệu và phân loại máy tính.

    2 – Các loại linh kiện phần cứng, đặc tính kỹ thuật.

    3 – Phương pháp tháo lắp máy tính đúng yêu cầu.

    4 – Chọn cấu hình máy tính

    5 – Kỹ thuật thao tác an toàn.

    6 – Thực hành lắp ráp hoàn chỉnh bộ máy vi tính

    2 – Tìm Hiểu Máy In Và Sửa Máy In Cơ Bản
    • – Tìm hiểu máy in các loại (Hp, Canon, Samsung, Brother… )
    • – Nguyên lý hoạt động
    • – Xử lý sự cố – sửa máy in  cơ bản
    • – Nạp mực in – Tìm Hiểu hộp mực máy in
    3 – THỰC HÀNH SETUP – CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
    1. –  Tìm hiểu và thiết lập Bios.
    2. –  Phân vùng và định dạng HDD.
    3. –  Cài đặt hệ điều hành ( Cài win xp, Win 7, 8, 10… Windows Sever.. ).
    4. –  Cài đặt Driver (chương trình điều khiển).
    5. –  Cài đặt MS Office, bộ gõ tiếng Việt, Font chữ.
    6. –  Cài đặt phần mềm – các ứng dụng văn phòng.
    7. –  Backup – Restore driver và hệ điều hành.
    8. – Xử lý sự cố trong và sau quá trình cài đặt đa hệ điều hành.
    4 – Phân loại thông số kỹ thuật Các Sản Phẩm – Linh kiện PC
    • + Mainboard
    • + CPU
    • + RAM
    • + HDD, thiết bị lưu trữ và ổ đĩa quang
    • + VGA Card
    • + Case và nguồn
    • + Keyboard và Mouse
    • + Swich, cáp mạng
    • + Dung lượng, tốc độ, băng thông
    • + HĐH 32 bit, 64 bit
    • + Sự tương thích, xung đột phần cứng – phần mềm
    • + Các cổng giao tiếp: VGA, HDMI, USB, SATA…
    5 – NÂNG CẤP VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH
    • –  Tối ưu hóa hệ thống (phần cứng + phần mềm)
    • –  Các bước bảo trì và nâng cấp máy tính cá nhân.
    • –  Giải pháp bảo trì, nâng cấp máy tính cho các DN.
    • –  Chẩn đoán và xử lý các sự cố trong quá trình bảo trì và nâng cấp máy tính.
    • –  Vệ sinh máy tính – Laptop – Máy in…
    MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ :

    LAPTOPTVT
    Số 31 Nguyễn Văn Trỗi – Hà Đông – Hà Nội
    Điện Thoại: 0909.833.646 & 098.593.1104

Học nghề sửa chữa máy tính tại Hà Nội

 

Gần 3 triệu chiếc là số lượng máy tính được bán ra thị trường Việt Nam trong năm qua, đó là chưa kể đến lượng máy tính đang được dùng. Việt Nam được xem là thị trường máy tính duy nhất tại Châu Á có sự tăng trưởng. Đây là một mảnh đất màu mỡ để cho những công việc liên quan đến máy tính phát triển, trong đó nghề sửa chữa máy tính là một trong những nghề có nhu cầu cao nhất.

1. Máy tính hỏng, người cũng khóc

Chỉ cần đảo mắt một lượt, tất cả chúng ta đều nhận thấy một điều đó là sự len lỏi vào cuộc sống của chiếc máy tính. Hầu như tất cả mọi hoạt động của con người hiện đại ngày nay đều cần phải sử dụng máy tính từ việc học tập, giải trí, làm việc… và cả những hoạt động vô cùng quan trọng khác như lưu trữ thông tin, hình ảnh đều được chúng ta sử dụng thông qua chiếc máy tính.
Chính vì vậy nên một chiếc máy tính ngày này đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Một chiếc máy tính chứa bên trong nó là những tài liệu vô cùng quan trọng mà chỉ cần chiếc máy tính không thể sử dụng trong một vài ngày thì hậu quả nhãn tiền hiện ra ngày, nhẹ thì làm giảm tiến độ công việc, nặng thì có khi mất việc vì tội làm mất những tài liệu quý giá gây hậu quả nghiêm trọng như bị mất thông tin doanh nghiệp, bản khai thuế, bản vẽ kỹ thuật, báo cáo, thống kê …
Nên chẳng có gì lạ khi mà chỉ cần chiếc máy tính bị hỏng là chủ nhân của chúng nháo nháo lên tìm cách có thể sửa càng nhanh càng tốt.

2. Học nghề sửa chữa máy tính thì có thể làm những gì

Sau khi tốt nghiệp nghề sửa chữa vi tính, các học viên sẽ có khả năng thực hiện các công việc sau:
  1. · Cài đặt phần mềm, lắp ráp, nâng cấp và bảo trì máy tính
  2. · Cứu dữ liệu
  3. · Sửa chữa Main Board.
  4. · Sửa chữa Laptop
  5. · Sửa chữa máy in, máy Photocopy
Việc có thể thành thạo những công việc kể trên sẽ giúp cho các bạn đủ khả năng tự đi xin việc tại vất cứ một trung tâm bào trì, sửa chữa nào còn nếu có điều kiện thì bạn có thể tự mở cho mình một cửa hàng sửa chữa riêng tại nhà.

3. Mức thu nhập của nghề sửa máy tính

Hiện này, nghề bác sĩ máy tính/kỹ thuật viên máy tính được săn đón rất nhiều bởi nhu cầu cho vị trí này là rất lớn. Các cửa hàng điện máy ra đời ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc cần một lượn lớn các nhân viên kỹ thuật có khả năng sửa chữa, bảo trì máy móc cho khách hàng.
Những người mới ra nghề thì mức thu nhập thấp nhất hiện nay đã là 4 – 5 triệu/tháng, sau một thời gian có kinh nghiệm thì mức thu nhập của những chuyên viên kỹ thuật cao cấp, có khả năng xử lý những “ca khó” thì mức lương không dưới 8 triệu/tháng.
Một chiếc máy tính với công việc đơn giản và nhẹ nhàng nhất là cài win, vệ sinh máy, cài các phần mềm virus thì tiền công cho một lần là từ 50 – 100.000/máy. Đó là với trường hợp máy cá nhân, còn với các cửa hàng internet thì rẻ hơn tầm 30.000/máy. Mỗi công đoạn này mất chừng 1 tiếng. Như vậy trung bình một ngày chỉ cần 3 khách hàng đến vệ sinh hay cài phần mềm các bạn đã có thể kiếm được 300.000/ngày. Đó là chưa kể đến những dịch vụ như cứu dữ liệu bị mất thì số tiền có thể lên đến hàng triệu đồng do tiền công được tính theo dung lượng được lấy lại. Nếu bạn làm tốt, có uy tín và khách hàng thường xuyên tìm đến thì thu nhập từ nghề này cũng có thể giúp bạn ổ định cuộc sống bền vững.
Các bạn hãy xem thử bảng giá sửa chữa máy tính của một đơn vị dưới đây thì sẽ tự đánh giá được thu nhập của nghề này như thế nào.
4. Những gì cần thiết để thành thợ sửa máy tính
Để có thể theo học nghề sửa chữa máy tính thì điều những người theo học phải tập cho bản thân các kỹ năng của một người thợ điện tử như cách sử dụng mỏ hàn, dò PAN, cách lắp mở các linh kiện rồi sau đó mới là kiến thức về điện tử, vi mạch.
Thứ hai là tính cách: để có thể trở thành thợ sửa chữa máy tính thì các bạn phả có sự bình tĩnh vì để sửa một chiếc máy tính tốn không ít thời gian. Đồng thời phải tự học hỏi và mày mò thêm vì máy tính có hai phần đi kèm gồm phần cứng và phần mềm. Những phần mềm và phần cứng máy tính thường xuyên được cập nhật hoặc thay đổi nhanh chóng theo từng năm. Chính vì vậy khả năng tự học đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của nghề này.